Tiếng Trung Chủ Đề Tết Nguyên Đán Trung Quốc
Tết Âm Lịch, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, là ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất của cả người Trung Quốc và người Việt Nam. Đây là thời điểm các gia đình sum họp, chia sẻ những lời chúc tốt đẹp cho năm mới và cùng thưởng thức những món ăn truyền thống đặc sắc. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc, nguồn gốc của Tết Trung Quốc bắt đầu từ đâu? Hãy cùng SHZ khám phá câu chuyện thú vị đằng sau ngày lễ đặc biệt này và học thêm bộ từ vựng mẫu câu tiếng Trung chủ đề Tết Nguyên Đán Trung Quốc nhé.
Lịch sử ra đời của Tết Nguyên Đán của Người Trung Quốc
Tết Nguyên Đán của Người Trung Quốc còn gọi là Xuân Tiết có lịch sử hàng ngàn năm. Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh về lịch sử ra đời của ngày lễ này.
Truyền Thuyết Về con thú dữ tên Niên
Theo truyền thuyết, Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ câu chuyện về con quái vật Nian. Nian xuất hiện vào đêm giao thừa hàng năm, gieo rắc nỗi sợ hãi bằng cách phá hoại làng mạc và mùa màng. Sau nhiều lần chống lại con thú dữ nhưng không thành, Người dân phát hiện ra yếu điểm của con Nian, nó sợ ba thứ: tiếng ồn lớn, ánh sáng rực rỡ, và màu đỏ.
Từ đó, người dân bắt đầu đốt pháo, treo đèn lồng đỏ và dán câu đối đỏ vào cửa nhà để xua đuổi Nian. Đây chính là tiền đề cho các phong tục đặc trưng của Tết Nguyên Đán ngày nay.
Những Ngày Đầu Của Tết Nguyên Đán của Người Trung Quốc Trong Lịch Sử
Ban đầu, Tết Nguyên Đán được tổ chức như một nghi lễ để cảm tạ các vị thần, trời đất và tổ tiên sau một năm làm việc vất vả. Người dân tổ chức lễ cúng tế để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no hạnh phúc.
Trong thời kỳ nhà Hán (206 TCN - 220 CN), ngày Tết chính thức được định nghĩa theo âm lịch. Tết thường rơi vào ngày đầu tiên của năm âm lịch. Đây cũng là thời điểm mà các phong tục như thăm hỏi, tặng quà và chúc Tết bắt đầu xuất hiện.
Tết Nguyên Đán Qua Các Triều Đại
Nhà Tống và Minh: Các nghi lễ Tết được hoàn thiện với nhiều hoạt động như múa lân, múa rồng và bắn pháo hoa.
Nhà Thanh: Tết trở thành dịp để Hoàng đế tổ chức các buổi lễ lớn tại Tử Cấm Thành. Tết vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa thể hiện sự thịnh vượng của quốc gia.
Ngày nay: Tết Nguyên Đán không chỉ là ngày lễ truyền thống mà còn là dịp để đoàn tụ gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa và lan tỏa tinh thần yêu thương.
Phong tục Tết Nguyên Đán Trung Quốc
Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc có nhiều phong tục đón Tết. Dưới đây là 10 phong tục dân gian đặc sắc nhất của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán.
Quét Bụi Đón Tết
Theo quan niệm truyền thống, việc quét bụi tượng trưng cho sự "tẩy trần" và loại bỏ những điều không may mắn để đón chào một khởi đầu mới suôn sẻ và thuận lợi.
Dán Câu Đối và Chữ Phúc
Người dân thường dán câu đối, chữ Phúc hoặc hình thần cửa lên nhà. Phong tục này thể hiện mong muốn về hạnh phúc, bình an, và thịnh vượng. Ngoài ra, người ta còn thường treo ngược chữ Phúc dán trước cửa do hiện tượng đồng âm trong tiếng Trung, mang nghĩa “Phúc đáo”(福倒了 fú dǎo le/福到了 fú dào le)
Tế Thần, Tế Tổ
Các nghi thức cúng tế thần linh và tổ tiên là hoạt động không thể thiếu, cầu chúc một năm mưa thuận gió hòa và bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên.
Thưởng Thức Ẩm Thực Đặc Trưng
Các món ăn như sủi cảo, bánh trôi, và bánh Tết 年糕 niángāo là biểu tượng của sự đoàn viên, may mắn trong năm mới.
Trong dịp Tết Nguyên Đán tại miền Bắc Trung Quốc, người dân thường ăn sủi cảo vào buổi sáng. Người dân miền Bắc Trung Quốc có phong tục đặt một đồng xu vào trong sủi cảo. Và ai may mắn ăn trúng sẽ được xem là người hạnh phúc nhất trong năm.
Tại thành phố Hoài An (tỉnh Giang Tô), bánh trôi là món ăn sáng truyền thống. Trong khi ở Khai Phong (tỉnh Hà Nam) thì cả sủi cảo và bánh trôi đều phổ biến. Bên cạnh đó, bánh Tết cũng là món ăn không thể thiếu trong Tết âm lịch. Bánh Tết có hương vị đa dạng theo từng vùng miền.
Đón Giao Thừa và Lì Xì
Người dân cùng nhau ăn cơm đoàn viên và thức đón thời khắc giao thừa. Trẻ em được nhận lì xì từ người lớn, mang theo lời chúc tốt đẹp và xua đuổi tà ma. Tục lệ này đã phổ biến từ thời nhà Hán.
Chúc Tết và Thăm Hỏi
Chúc Tết là phong tục quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán. Sáng mồng Một, mọi người diện quần áo mới, thăm hỏi người thân, bạn bè, gửi lời chúc tốt lành, an khang, thịnh vượng đến đối phương. Truyền thống này thường bắt đầu trong gia đình, khi người trẻ kính trọng chúc Tết người lớn. Hoạt động chúc Tết thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, và sự gắn kết trong cộng đồng.
Các Hoạt Động Văn Hóa Truyền Thống
Hội làng, múa rồng, múa lân, và đi cà kheo là những hoạt động văn hóa truyền thống trong ngày Tết của người Trung Quốc. Các hoạt động này góp phần tạo nên không khí Tết vui tươi, náo nhiệt.
Từ vựng Tiếng Trung chủ đề Tết Nguyên Đán Trung Quốc
Cùng SHZ khám phá bộ từ vựng Tiếng Trung chủ đề Tết Nguyên Đán, mở rộng vốn từ và hiểu thêm về văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Các món ăn trong ngày Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc
食物 | shíwù | Đồ ăn |
年糕 | niángāo | Bánh tổ, bánh tết |
团圆饭 | tuányuán fàn | Cơm đoàn viên |
年夜饭 | nián yèfàn | Cơm tất niên |
饺子 水饺 |
jiǎozi shuǐjiǎo |
Sủi cảo |
汤圆 | tāngyuán | Bánh trôi |
八宝饭 | bābǎofàn | Cơm bát bảo |
糖果盘 | tángguǒ pán | Khay bánh kẹo |
糖莲子 | táng liánzi | Mứt hạt sen |
花生糖 | huāshēng táng | Kẹo lạc |
什锦糖 | shíjǐn táng | Kẹo thập cẩm |
蜜冬瓜 | mì dōngguā | Mứt bí đao |
瓜子 | guāzǐ | Hạt dưa |
金桔 | jīn jú | Quất vàng |
红枣 | hóngzǎo | Táo tàu |
春卷 | chūnjuǎn | Nem cuốn, Chả giò |
冰糖葫芦 | bīngtánghúlu | Hồ lô ngào đường |
腊肠 | làcháng | Lạp xưởng |
米酒 | mǐjiǔ | Rượu gạo |
腊肉 | là ròu | Thịt gác bếp |
肥肉 | féi ròu | Thịt mỡ |
酸菜 | suāncài | Dưa hành, Cải ngâm chua |
糍粑 | cíbā | Bánh dày |
糯米饭 | nuòmǐ fàn | Xôi |
鸡肉 | jīròu | Thịt gà |
肉团 | ròu tuán | Thị giò, Chả đầu |
肉冻 | ròu dòng | Thịt đông |
Tiếng Trung về một số phong tục/ hoạt động trong Tết Nguyên Đán
习俗 | xísú | Tập tục |
大扫除 | dà sǎo chú | Tổng vệ sinh |
对联 / 春联 | duìlián/ chūnlián | Câu đối ngày Tết |
贴对联 / 春联 | duìlián/ chūnlián | Dán câu đối ngày tết |
剪纸 | jiǎnzhǐ | Cắt giấy |
挂年画 | guà niánhuà | Treo Tranh tết |
买年货 | mǎi niánhuò | Sắm đồ tết |
踏春 | tā chūn | Du xuân, đi chơi xuân |
放烟花 | fàng yānhuā | Bắn pháo hoa |
放鞭炮 | fàng biānpào | Đốt pháo |
打麻将 | dǎ májiàng | Đánh mạt chược |
庙会 | miàohuì | Đi Hội chợ đình chùa |
灯会 | dēnghuì | Ngắm hội hoa đăng |
Từ vựng về Các vị thần thờ cúng Tết Nguyên Đán trong tiếng Trung
门神 | ménshén | Môn thần |
灶神 | zàoshén | Ông Táo |
灶神 | zàoshén | Ông Công |
财神 | cáishén | Thần Tài |
土地神 | tǔdìshén | Thổ địa |
火神 | huǒshén | Hỏa Thần |
喜神 | xǐ shén | Hỉ Thần |
福禄寿三星 | fú lù shòu sānxīng | Phúc Lộc Thọ |
八仙 | bāxiān | Bát Tiên |
Các câu chúc Tết hay và ý nghĩa bằng tiếng Trung
恭喜发财 | Gōngxǐ fācái | Cung hỷ phát tài |
龙马精神 | Lóngmǎ jīngshén | Tinh thần sảng khoái |
学业进步 | Xuéyè jìnbù | Học hành tiến tới |
新年快乐 | Xīnnián kuàilè | Năm mới vui vẻ |
万事如意 | Wànshì rúyì | Vạn sự như ý |
步步高升 | Bùbù gāoshēng | Ngày càng thăng tiến |
新年发财 | xīnnián fācái | Năm mới phát tài |
事事顺利 | shì shì shùnlì | Vạn sự thuận lợi |
财源滚滚 | cáiyuán gǔngǔn | Tiền vô như nước |
健康快乐 | jiànkāng kuàilè | Khỏe mạnh vui vẻ |
日日开心 | rì rì kāixīn | Ngày ngày vui vẻ |
Các từ vựng tiếng Trung chủ đề Tết khác
春节 | Chūnjié | Tết (Tết âm lịch) |
元旦 | Yuándàn | Tết |
备年货 | bèi niánhuò | chuẩn bị hàng Tết |
贴春联 | tiē chūnlián | dán xuân liễn |
剪窗花 | jiǎn chuānghuā | cắt hoa giấy (hoa cửa sổ) |
年夜饭 | nián yèfàn | cơm tất niên |
团圆饭 | tuányuán fàn | cơm đoàn tụ |
除夕 | chúxī | Giao thừa (đêm cuối cùng trong năm) |
祭祖 | jì zǔ | cúng tế tổ tiên |
压岁钱 | yāsuìqián | tiền mừng tuổi |
平安 | píng'ān | bình an |
吉利 | jílì | tốt lành/ may mắn |
辞旧岁 | cí jiù suì | tạm biệt tuổi cũ |
放鞭炮 | fàng biānpào | đốt pháo |
爆竹 | bàozhú | pháo |
年 | nián | Niên (tức là Năm/ Tết) |
拜年 | bàinián | chúc Tết |
辞旧迎新 | cí jiù yíngxīn | bỏ cũ đón mới |
初一 | chū yī | Mồng 1 |
年初一 | Nián chū yī | Mồng 1 Tết |
初五 | chū wǔ | Mồng 5 |
拜晚年 | bài wǎnnián | chúc Tết trễ |
除夕夜 | Chúxī yè | Đêm Giao Thừa |
长命百岁 | Chángmìng bǎi suì | sống lâu trăm tuổi |
好运 | hǎo yùn | gặp nhiều vận may |
拜年 | Bàinián | Chúc tết |
红包 | Hóngbāo | Lì xì |
Trên đây là “Tổng hợp từ vựng Tiếng Trung chủ đề Tết Nguyên Đán Trung Quốc”. Hy vọng bài viết không chỉ giúp bạn mở rộng vốn từ mà còn mang đến cảm hứng khám phá nét đẹp văn hóa trong dịp lễ đặc biệt này. Chúc bạn và gia đình một mùa Tết sum vầy, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui!